Binh lực Chiến_dịch_Maikop-Krasnodar

Quân đội Liên Xô

Sau khi được tăng cường, Cụm tác chiến Biển Đen của quân đội Liên Xô đã phần nào khôi phục được quân số và phương tiện gần như trước thời gia diễn ra Chiến dịch phòng thủ Tuapse. Dưới quyền chỉ huy của tướng I. E. Petrov, tư lệnh mới của Cụm Biển Đen đã có những đơn vị xe tăng mới. Đến ngày 8 tháng 1 năm 1943, biên chế của Cụm tác chiến Biển Đen gồm có:[5]

  • Tập đoàn quân 18 do tướng A. A. Grechko, chỉ huy trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 16 gồm các lữ đoàn bộ binh 10, 107 và 119;
    • Các sư đoàn bộ binh cận vệ 9 và 32;
    • Các sư đoàn bộ binh 353 và 383;
    • Sư đoàn kỵ binh 83;
    • Lữ đoàn bộ binh moto 40;
    • Các trung đoàn pháo binh 377 và 388;
    • Lữ đoàn pháo chống tăng 81;
    • Trung đoàn sơn pháo 196;
    • Các trung đoàn súng cối 236 và 249.
  • Tập đoàn quân 46 do tướng K. N. Leselidze chỉ huy, trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 13, gồm các lữ đoàn bộ binh 9, 20 và 242;
    • Các sư đoàn bộ binh 31, 61 và 394;
    • Các tiểu đoàn bộ binh 2, 33, 51;
    • Các trung đoàn bộ binh sơn chiến 1, 2, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12
    • Trung đoàn kỵ binh 69;
    • Trung đoàn sơn pháo 195;
    • Trung đoàn pháo binh 19;
    • Trung đoàn súng cối 879;
    • Trung đoàn xe tăng 11.
  • Tập đoàn quân 56 do tướng A. I. Ryzhov chỉ huy, trong biên chế có:
    • Sư đoàn bộ binh cận vệ 55;
    • Các sư đoàn bộ binh 395 và 399;
    • Các lữ đoàn bộ binh 68 và 76;
    • Lữ đoàn hải quân đánh bộ 1135;
    • Các trung đoàn pháo phản lực 1187 và 1195;
    • Trung đoàn sơn pháo 197;
    • Trung đoàn pháo chống tăng 275;
  • Lực lượng dự bị chiến dịch thuộc Bộ Tư lệnh Cụm Biển Đen:
    • Sư đoàn bộ binh 328
    • Sư đoàn bộ binh 236
    • Các lữ đoàn bộ binh 83 và 165
    • Các trung đoàn pháo binh cận vệ 8, 67 và 305;
    • Các trung đoàn pháo binh 1, 2, 3, 4, 5 và 6;
    • Trung đoàn pháo phản lực 574;
    • Các tiểu đoàn pháo chống tăng 14, 17, 21, 30, 364 và 508.
    • Lữ đoàn xe tăng 62;
    • Trung đoàn xe tăng 12;
    • Tiểu đoàn xe tăng độc lập 3.
  • Lực lượng tăng viện cho Cụm tác chiến Biển đen trong quá trình chiến dịch:
    • Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 gồm các sư đoàn bọ binh cận vệ 4, 5, 6;
    • Lữ đoàn bộ binh cơ giới 151:
    • Sư đoàn pháo binh cận vệ 39;
    • Các trung đoàn pháo phản lực 1023, 1105, 1332, 1333, 1338, 1339, 1344, 1345, 1350, 1351;
    • Các trung đoàn pháo binh 350, 489, 490, 521, 526 và 530.
    • Các trung đoàn xe tăng 238, 563 và 564;
    • Các tiểu đoàn xe tăng độc lập 41 và 65;
    • Sư đoàn phòng không 974;
    • Các trung đoàn công binh 1, 2, 3, 4, 5;
    • Các trung đoàn thông tin 64 và 65, tiểu đoàn thông tin độc lập 16

Tập đoàn quân không quân 5 của thượng tướng S. K. Goryunov yểm hộ trên không phận.

Theo chỉ lệnh của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô, Krasnodar là một mục tiêu quan trọng cần đánh chiếm nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng theo kế hoạch "Núi". Mục tiêu tiếp theo của Cụm Biển Đen là phải tiến đến Bataisk và Azov rồi luồn vào Rostov từ phía Tây, bịt con đường rút lui sang Ukraina của Cụm tập đoàn quân A (Đức). Cụm Biển Đen cũng cần khuếch trương các hoạt động tích cực hơn của Tập đoàn quân 47 để căng Tập đoàn quân 17 (Đức) ra hai hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho các Tập đoàn quân 18, 46 và 56 nhanh chóng đánh Maikop và Krasnodar làm bàn đạp phát triển lên phía Bắc sông Kuban. Trước sự chậm trễ của Cụm Biển Đen trong khi Cụm Bắc Kavkaz đã phát động tấn công, ngày 10 tháng 1, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin điện cho đại tướng I. V. Tyulenev:

Petrov quen đánh phòng ngự mãi rồi, cần phải thúc Petrov tấn công ngay, không được chậm trễ một giờ nào nữa và không cần phải đợi tập trung đủ lực lượng dự bị. Tôi ra lệnh cho Cụm Biển Đen phải đảm bảo chuyển sang tấn công chậm nhất là sáng ngày mai
— I. V. Stalin, [6]

Cuối ngày hôm đó, I. V. Tyulenev cũng nhận được chỉ thị tương tự từ A. M. Vailevsky, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô. Ngày 11 tháng 1, cuộc tấn công của Cụm tác chiến Biển Đen trên hướng Maikop - Krasnodar đã được khởi động.

Quân đội Đức Quốc xã

Cuối năm 1942, Cụm tập đoàn quân A (Đức) ở Bắc Kavkaz có một số biến động về lực lượng. Tập đoàn quân xe tăng 1 chuyển giao Quân đoàn sơn chiến 49 cho Tập đoàn quân 17 vì Quân đoàn này đang tác chiến trên hướng ra Biển Đen. Do cơ quan chỉ huy của Tập đoàn quân 11 ở Krym được rút về Ukraina để lập Cụm tập đoàn quân Sông Đông, Quân đoàn bộ binh 14 bị rút về giữ Krym. Tuyến mặt trận tại phía Tây Bắc Novorosiyssk được chuyển giao cho Quân đoàn bộ binh 42. Đến ngày 8 tháng 1 năm 1943, Tập đoàn quân 17 do tướng Richard Ruoff gồm 4 quân đoàn bộ binh trong đó có 1 quân đoàn bộ binh xung kích, biên chế cụ thể như sau:[7]

  • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 của tướng Rudolf Konrad gồm:
    • Các sư đoàn bộ binh sơn chiến 1, 4 và 101;
    • Các sư đoàn bộ binh 46, 198 và sư đoàn bộ binh nhẹ 99;
    • Trung đoàn bộ binh moto 4;
    • Trung đoàn sơn pháo 704 (độc lập);
    • Trung đoàn pháo chống tăng 884 (của sư đoàn pháo binh 602);
    • Tiểu đoàn 1 trung đoàn 77 và tiểu đoàn 2 trung đoàn 42 (của sư đoàn pháo binh 154);
    • Các trung đoàn pháo binh 3 và 6 (của sư đoàn pháo binh hạng nặng 732);
    • Các tiểu đoàn công binh 74, 213 và 658;
    • Các tiểu đoàn công binh công trình trên núi 75, 146, 155 và 410;
    • Các tiểu đoàn công binh làm đường 504 và 505;
    • Tiểu đoàn công binh cầu phà 77.
  • Quân đoàn bộ binh 5 của tướng Wilhelm Wetzel gồm
    • Các sư đoàn bộ binh 9, 73 (Đức);
    • Các sư đoàn bộ binh 3, 10, 19 (Romania);
    • Các trung đoàn pháo binh 781 và 792 (độc lập);
    • Sư đoàn pháo binh 294 gồm các trung đoàn pháo binh 634, 737, 767 và tiểu đoàn trinh sát pháo binh 34;
    • Các trung đoàn pháo bờ biển 144, 149, 338, 707 và 789;
    • Trung đoàn pháo phòng không 617
    • Các tiểu đoàn công binh 16, 46 và 903
    • Sư đoàn 10 lính thợ (gồm 15.000 người nguyên là tù nhân trong các trại tập trung của Đức Quốc xã)
  • Quân đoàn bộ binh 44 của tướng Maximilian de Angelis gồm:
    • Các sư đoàn bộ binh 97 và 125;
    • Các sư đoàn bộ binh 6, 9 (Romania);
    • Lữ đoàn bộ binh nhẹ Slovakya;
    • Sư đoàn pháo binh 151;
    • Các trung đoàn 1 và 6 (sư đoàn pháo binh 767);
    • Trung đoàn pháo phòng không 673;
    • Các tiểu đoàn công binh công trình 403, 503 và 506;
    • Các tiểu đoàn công binh cầu phà 17, 26, và 101.
  • Quân đoàn bộ binh 42 của tướng Franz Mattenklott gồm:
    • Các sư đoàn bộ binh 153, 355, 381;
    • Sư đoàn kỵ binh 8 và sư đoàn bộ binh 19 (đều là quân Romania);
    • Pháo binh và các đơn vị kỹ thuật, công binh, thông tin.

Nhận thức được nguy cơ gì sẽ xảy ra nếu quân đội Liên Xô chiếm được vùng hạ lưu sông Kuban về tiến về Rostov, tướng Ewald von Klest yêu cầu tướng Richard Ruoff tăng cường phòng thủ khu vực Krasnodar, bỏ lại khu vực mỏ dầu ở Maikop bây giờ đã không còn cần thiết nữa. Hiểu rõ nhưng gì sẽ xảy ra nếu 24 sư đoàn Đức đang ở Kavkaz bị vây hãm, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã yêu cầu Tập đoàn quân 17 phải giữ được khu vực Krasnodar ít nhất trong nửa đầu tháng 1 năm 1943 để che chở sườn phải cho Tập đoàn quân xe tăng 1.